Bằng lái xe do cơ quan có thẩm quyền cấp cho cá nhân, cho phép tham gia giao thông với loại phù hợp. Mỗi hạng lái xe A1, A2, A3, A4 cho phép cá nhân tham gia giao thông với các loại phương tiện khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin về bằng lái xe A1, A2, A3, A4 và các hạng bằng này có thể sử dụng để điều khiển những loại xe nào?

Bằng lái xe moto

1. Bằng lái xe A1 lái xe gì? Chạy được những loại xe nào?

Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu về bằng lái xe A1, dành cho những ai chưa biết thì:

Bằng lái xe A1 là hạng thấp nhất và cơ bản nhất trong các loại bằng lái. Bằng A1 cho phép một cá nhân lái xe moto 2 bánh có dung tích xy-lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3 và xe moto 3 bánh dùng cho người khuyết tật.

  • Bằng lái xe máy A1 làm từ chất liệu nhựa PET có thể chịu được nhiệt độ lên đến 200 độ C và rất bền.
  • Khác với các loại bằng lái xe ô tô B2, C, D thì bằng lái xe máy A1 có thời gian là “vô thời hạn”. Vì vậy, Các bạn có thể yên tâm chỉ phải thi 1 lần mà ko cần đi gia hạn bằng.

2. Bằng lái xe A2 lái xe gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A2 là hạng bằng cho phép một cá nhân lái xe moto 2 bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên và có thể lái được các loại xe quy định cho bằng lái A1.

Với quy định về bằng lái xe A1, A2 trên, có lẽ nhiều người sẽ thắc mắc bằng lái A1 có chạy được xe 175cc không?

Vì bằng lái xe A1 được dùng với xe có dung tích xi lanh dưới 175cc, A2 thì dùng cho xe từ 175cc trở lên. Do đó, bạn điều khiển xe máy dung tích 175cc thì cần có bằng lái A2 chứ không phải A1.

3. Bằng lái xe A3 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A3 là bằng lái cấp cho cá nhân để điều khiển xe moto 3 bánh, gồm cả xe lam 3 bánh, xích lô máy và các loại xe quy định bằng lái hạng A1.

4. Bằng lái xe A4 là gì? Chạy được những loại xe nào?

Bằng lái xe A4 được cấp cho các cá nhân điều khiển các loại máy kéo có trọng tải lên đến 1 tấn.

Điều kiện để học thi lấy giấy phép lái xe A1, A2

Độ tuổi thi bằng lái xe máy

Quy định về độ tuổi (tính đến ngày dự thi ) để đăng ký học thi lấy bằng lái xe hạng A: người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe moto 2 bánh, 3 bánh có dung tích xi-lanh từ 50cc trở lên và các loại xekết cấu tương tự, xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500kg.

Sức khỏe, trình độ

Theo quy định Bộ giao thông vận tải, điều kiện học lái xe hạng A là phải có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh về thần kinh, không làm chủ được hành vi. Và cần phải có giấy khám sức khỏe tại cơ sở y tế có thẩm quyền cấp để đảm bảo sức khỏe khi tham gia khóa học, thi lấy bằng lái xe.

Điều kiện khác

Dựa vào điều 7, Thông tư 12/2017 TT-BGTVT quy định về điều kiện người học lái xe phải là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập ở Việt Nam.

Các bạn có thể tham khảo thêm thông tin về quy định đào tạo, sát hạch, chế độ thu phí Luật giao thông đường bộ 2008:

Thông tư 17/2017/TT-BGTVT: quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép cho lái xe cơ giới.

Thông tư 188/2016/TT-BTC: quy định mức thu, nộp, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí sát hạch lái xe, lệ phí cấp bằng, chứng chỉ hoạt động trên các phương tiện, lệ phí đăng ký, cấp biển xe máy chuyên dụng.

Quy trình để thi bằng lái xe A1, A2

Với những ai đang có nhu cầu đăng ký thi bằng lái xe A1, A2 thì nên tìm hiểu các thủ tục đăng ký thi, mời các bạn nên đọc thêm quy trình chuẩn bị để thi nhé!

Bước 1: Chuẩn bị các hồ sơ đăng ký học lái xe

Với người học lái xe lần đầu chuẩn bị 1 bộ hồ sơ nộp trực tiếp tại cơ sở đào tạo bao gồm:

  • Đơn đề nghị học và sát hạch để cấp giấy phép lái xe
  • Bản sao CMND hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn đối với người Việt Nam
  • Hộ chiếu còn thời hạn sử dụng đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu còn hạn trên 6 tháng và thẻ tạm trú hoặc thường trú hoặc CMT ngoại giao hoặc CMT công cụ đối với người nước ngoài.
  • Giấy khám sức khỏe

Đối với người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, biết viết Tiếng Việt học lấy giấy phép lái xe A1 cần chuẩn bị 1 bộ hồ sơ (từ ngày 1/12/2019):

  • Giấy tờ chuẩn bị tương tự với người lần đầu học lái xe
  • Giấy xác nhận từ xã, phường, thị trấn nơi cư trú (thường trú, tạm trú) xác nhận là người đồng bào dân tộc thiểu số không biết đọc, viết Tiếng Việt.
Bước 2: Học lý thuyết, thực hành

Đăng ký học lái xe bằng A1, A2, A3, A4 sẽ được cho phép tự học các môn lý thuyết nhưng bắt buộc đăng ký học ở cơ sở được cấp phép.
Thời gian đào tạo cụ thể:

Bằng lái xe A1 gồm: 12 giờ – 10 giờ lý thuyết, 2 giờ thực hành

Bằng lái xe A2 gồm: 32 giờ – 20 giờ lý thuyết, 12 giờ thực hành

Bằng lái xe A3 và A4 gồm: 80 giờ – 40 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành

Bước 3: Tham gia kỳ thi sát hạch để cấp bằng lái

Nội dung bài thi sát hạch cấp bằng lái xe hạng A gồm:

Thi lý thuyết: Làm bài trắc nghiệm trên máy vi tính

Thi thực hành:

  • Bằng lái xe A1, A2: Thí sinh điều khiển xe máy qua 4 bài sát hạch
  • Bằng lái xe A3, A4: Thí sinh điểu khiển xe tiến qua chữ chi và lùi theo hướng ngược lại
    Bằng lái xe moto

Quy trình thi bằng lái xe A1, A2

Bước 1: Học viên di chuyển ra địa điểm sân thi theo thông báo từ trung tâm.

Bước 2: Xem thông tin cá nhân trong danh sách thi dán trên bảng thông báo. Cần chú ý đến số thứ tự trong danh sách là số báo danh. Các bạn cần phải nhớ số báo danh.

Bước 3: Vào phòng chờ để lắng nghe thông báo và gọi số báo danh để thi lý thuyết.

Thí sinh làm bài thi trên máy tính trong thời gian là 15 phút vói 20 câu. Nếu làm đúng ít nhất 16/20 câu thì sẽ đỗ phần thi này.

Bước 4: Sau khi đỗ phần thi lý thuyết thì học viên ra sân thi thực hành. Số báo danh được đọc như phần thi lý thuyết.

Với phần thi thực hành thí sinh sẽ cần phải đạt 80/100 điểm thì mới đỗ. Có một vài lỗi nếu phạm phải sẽ bị hủy thi ngay .

Các lỗi sẽ bị trừ điểm trong phần thi thực hành bằng lái xe A1 , A2

– Xe chết máy -5 điểm/ lần
– 1 bánh chạm vạch -5 điểm/lần
– Chống chân -5 điểm/lần
– Đi cả 2 bánh xe ra ngoài sẽ bị TRƯỢT
– Đi sai thứ tự bài thi sẽ bị TRƯỢT

Bên cạnh đó, bạn chỉ có 10 phút hoàn thành bài thi của mình vì thời gian có hạn.

Bước 4: Nhận bằng lái xe

Khi thi xong, sau 7 ngày thì trung tâm sẽ liên lạc bạn để đến nhận bằng lái xe. Vậy là các bạn đã sở hữu 1 tấm bằng lái xe máy mô tô rồi nhé!

Sau khi hoàn thành và nhận các bằng lái xe trên bạn sẽ cần phải luôn mang theo chúng khi chạy trên đường.

Theo quy định tại điểm b khoản 2 điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008, nếu người tham gia giao thông không mang theo bằng lái xe mô tô mà bị cảnh sát bắt thì có thể bị phạt từ 800.000 – 1.200.000 đồng.

Trên đây là toàn bộ ý nghĩa các đèn cảnh báo trên xe ô to. Để gặt hái thêm nhiều thông tin bổ ích, các bạn hãy theo dõi các bài viết tiếp theo của Trung tâm đào tạo và sát hạch xe Hoàng Thịnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *